Quảng Ngãi hiện có 164 xã tham gia chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, trong đó vùng đồng bào DTTS có 80 xã (gồm 64 xã thuộc các huyện miền núi và 16 xã miền núi thuộc huyện đồng bằng). Cuối năm 2019, có thêm 7 xã ở miền núi được công nhận xã NTM.
Những kết quả quan trọng
Theo đó, số tiêu chí bình quân/xã đạt 10,13 (tăng 5,09 so với năm 2015) và theo kế hoạch đến năm 2020 đạt bình quân 13,5 tiêu chí. Trong các tiêu chí, thì tiêu chí về hạ tầng kinh tế - xã hội chiếm gần 90% tổng mức đầu tư cho miền núi, vùng đồng bào DTTS.
![]() |
Nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch ở khu vực miền núi Quảng Ngãi được bê tông hóa đã tạo điều kiện đi lại và phát triển kinh tế - xã hội (Ảnh:TL) |
Hiện, 100% xã vùng cao có đường ô tô đến trung tâm, nhiều công trình giao thông được sửa chữa, nâng cấp, mở rộng. Hạ tầng điện, đường được quan tâm đầu tư ở làng Mô Níc, xã Sơn Kỳ (Sơn Hà).
Bằng nhiều nguồn vốn, các huyện đã đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân, lưu thông hàng hóa. Điển hình là các huyện Sơn Hà, Sơn Tây, Ba Tơ, Trà Bồng, suất đầu tư cho giao thông tăng lên hằng năm, từ đó hình thành, hoàn thiện nhiều tuyến đường huyết mạch, có tính chất chiến lược kết nối phát triển vùng.
Tại huyện Sơn Hà, hệ thống đường huyện hiện có 10 tuyến, với chiều dài trên 154km, trong đó có 72,2km đường láng nhựa, 36,7km đường bê tông xi măng. Hệ thống đường xã có 46 tuyến dài 178km, trong đó khoảng 40% là đường láng nhựa và bê tông xi măng. Nhiều trục đường thôn, xóm; đường giao thông nội đồng đã được bê tông...
Đối với huyện Sơn Tây, giai đoạn 2014 - 2019, từ nguồn vốn ngân sách, vốn giảm nghèo, vốn đầu tư cho vùng đặc biệt khó khăn, huyện đã triển khai xây dựng khoảng 250 công trình xây dựng hạ tầng lớn, nhỏ, với tổng vốn hơn 400 tỷ đồng, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn miền núi.
Đến nay, tiêu chí bình quân NTM của Sơn Tây đạt 9,11/19 tiêu chí. Thi công đường giao thông về các xã Ba Trang, Ba Khâm (Ba Tơ). Thi công đường giao thông về các xã Ba Trang, Ba Khâm (Ba Tơ).
Bên cạnh đó, hạ tầng lưới điện ở các huyện miền núi cũng được quan tâm đầu tư, đưa điện đến tận những khu dân cư xa xôi. Mạng lưới điện quốc gia đã bao phủ đến 100% xã và 99,2% số thôn, vùng núi có điện thắp sáng, hơn 90% xã đạt tiêu chí về điện.
Từ năm 2017 đến nay, nhờ nguồn vốn phủ điện vùng lõm của trung ương, Quảng Ngãi đã có thêm nhiều vùng đặc biệt khó khăn ở 5 xã gồm Ba Giang, Ba Điền, Ba Tô, Ba Ngạc, Ba Xa (Ba Tơ) được sử dụng điện lưới quốc gia. Cũng từ nguồn vốn này, hiện một số vùng đồng bào DTTS của huyện Tây Trà, Sơn Hà cũng sẽ được kéo điện quốc gia về trong các năm 2019, 2020.
Hệ thống cung cấp nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho người dân cũng được xây dựng mới và hoàn thiện. Đến nay, có 90% xã có hệ thống thủy lợi nhỏ, hệ thống cung cấp nước sạch nông thôn. Hệ thống trường mầm non và trường phổ thông các cấp được quy hoạch lại, đảm bảo phù hợp với sự biến động về số lượng học sinh; số trường đạt chuẩn quốc gia là 311 trường.
Hoạt động hiệu quả của HTX
Thời gian qua, hoạt động hiệu quả của nhiều HTX nông nghiệp đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện tiêu chí đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Tiêu biểu là HTX Nông nghiệp Cao Muôn Ba Tơ (xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi).
![]() |
Sản phẩm thổ cẩm của Làng Teng có thêm một kênh tiêu thụ từ khi liên kết với HTX Nông nghiệp Cao Muôn Ba Tơ (Ảnh: TL) |
Tháng 5/2019, HTX Nông nghiệp Cao Muôn Ba Tơ được thành lập, với sự tham gia của khoảng 15 thành viên, chủ yếu là các hộ nông dân chuyên trồng, nuôi các cây, con đặc sản của địa phương và của cả các hộ dân chuyên đi tìm, “săn” các đặc sản của núi rừng.
Dù chỉ mới đi vào hoạt động chưa đầy 2 tháng nhưng HTX đã trở thành “cầu nối” thuận lợi đối với bà con nông dân, có cả cửa hàng trưng bày để phục vụ cho khách du lịch khi đến với Ba Tơ.
Trung bình mỗi tháng, HTX Nông nghiệp Cao Muôn Ba Tơ thu mua và tiêu thụ khoảng 500kg đặc sản rừng các loại cho bà con như thịt trâu, cá niên, ớt xiêm, lá chè dung, mật ong, sim rừng, gạo lúa rẫy, các loại sâm, rau dớn, bồ ngót rừng, ốc đá...
Bên cạnh đó, HTX còn tìm tòi, nghiên cứu ra nhiều món ngon hấp dẫn, phục vụ mọi đối tượng khách hàng như ớt xiêm ngâm với sả rừng, rượu sim, rượu sâm... để làm phong phú các sản phẩm.
Bước đầu, sau khi trừ các chi phí và trả lợi nhuận cho bà con, HTX thu về hơn 100 triệu đồng mỗi tháng. Thị trường tiêu thụ rộng mở khắp nơi. Ngoài bán sản phẩm trực tiếp, hình thức bán hàng online qua mạng còn được ứng dụng, tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng ở nhiều nơi.
Ngoài ra, HTX còn liên kết với Tổ hợp tác chuyên dệt, may thổ cẩm ở Làng Teng để tiêu thụ sản phẩm cho bà con. Tại cửa hàng của HTX còn có một không gian để dành cho nghệ nhân dệt hằng ngày và trưng bày các sản phẩm do mình làm ra.
Chị Phạm Thị Im, ở thị trấn Ba Tơ phấn khởi: “Ngày trước, sản phẩm mình làm ra không có nơi tiêu thụ. Thông qua HTX, mình đã có một nơi để thể hiện tài năng, cũng như tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm làm ra đã có nhiều khách hàng đặt từ trước. Thu nhập có khấm khá hơn”.
Với những thành công bước đầu, hy vọng rằng HTX sẽ phát triển bền vững hơn nữa, nâng cao thu nhập cho đồng bào Hrê ở vùng cao Ba Tơ, góp phần hoàn thành tiêu chí trong xây dựng NTM.
Đan Nam